Du học Nhật Bản đang trở thành lựa chọn tốt nhất dành cho các học sinh mong muốn được học tập tại những đất nước đứng đầu về nền giáo dục. Không chỉ có nền giáo dục, kinh tế, khoa học thuộc top đầu thế giới, chính phủ Nhật Bản còn luôn luôn hỗ trợ các du học sinh từ Việt Nam và các nước khác khiến cho du học Nhật Bản trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Trung tâm tư vấn du học Hữu Nghị xin giới thiệu với quý phụ huynh và các bạn học sinh chương trình du học Nhật Bản với mức phí ưu đãi chỉ 190 triệu đồng.

Những điều chỉ có ở du học Hữu Nghị :
1. Không cần đặt cọc học phí
Hầu hết các công ty tư vấn du học luôn luôn bắt học viên đóng khoản đặt cọc một số tiền lớn ( vài chục triệu đồng ) khi làm hồ sơ du học mà không có sự đảm bảo chắc chắn. Tại trung tâm Du học Hữu Nghị, quý phụ huynh và các bạn học viên không cần đóng bất cứ khoản lệ phí đặt cọc nào cho đến khi đạt Visa. Trung tâm luôn là lựa chọn tin cậy nhất cho du học Nhật Bản, đã đạt nhiều giải thưởng lớn và được nhiều tờ báo uy tín lựa chọn. Quý phụ huynh và các học viên có thể tìm hiểu thêm tại ĐÂY

2.Miễn phí tư vấn:
Hiện tại trung tâm đang liên kết với gần 100 trường Đại Học, Cao Đẳng và Trung Cấp tại Nhật Bản, học viên sẽ được tư vấn lựa chọn trường phù hợp nhất với năng lực, sở trường cũng như mức học phí phù hợp nhất.

3. Miễn phí đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam
Học viên sẽ được đào tạo tiếng Nhật và văn hoá Nhật Bản liên tục từ 3-6 tháng cho đến khi đạt bằng N5 ( bằng tối thiểu để được du học Nhật Bản, nếu học viên đã có bằng N5 hoặc hơn thì có thể bỏ qua chương trình này ). Học viên sẽ được học tập với giáo viên Việt Nam giàu kinh nghiệm và giáo viên người Nhật Bản để nhanh chóng giao tiếp thành thạo tiếng Nhật.

4. Học phí gốc từ trường tại Nhật Bản :
Học viên có thể lựa chọn đóng tiền học cho trung tâm hoặc đóng trực tiếp cho nhà trường, trung tâm cam kết không phụ thu bất cứ khoản tiền nào liên quan đến học phí từ nhà trường.

5. Miễn phí giới thiệuviệc làm:
Học viên sau khi nhập học tại Nhật Bản được giới thiệu chỗ trọ hoặc ký túc xá tốt nhất, ngoài ra trung tâm sẽ giới thiệu việc làm thêm cho học viên, đảm bảo mức lương từ 20 triệu/tháng trở lên ( khoản tiền này đủ cho mức sinh hoạt do mức sống tại Nhật Bản khá cao )

6. Thủ tục đơn giản nhất
Những thủ tục và giấy tờ trong trình du học đều được trung tâm xử lý gần như toàn bộ, học viên và quý phụ huynh chỉ cần cung cấp một vài giấy tờ liên quan ( như chứng minh thư, sổ hộ khẩu...)

Lựa chọn du học tại một đất nước phát triển hàng đầu Thế giới như Nhật Bản, với chương trình tư du học vấn chính xác và uy tín như Hữu Nghị chính là sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai của mỗi học sinh. Quý phụ huynh có thể để lại thông tin dưới đây để nhận được sự tư vấn nhanh nhất !
Hoặc quý phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo thông tin chi tiết bằng cách liên hệ với Du học Hữu Nghị tại :

Trung tâm tư vấn Du học Hữu Nghị
Địa chỉ : 106/2 A2 Lạc Chính, Phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại : 04.3926.0666
Hotline : 098.387.8283
Email : duhochuunghi@gmail.com



Hướng dẫn chọn trường Nhật ngữ khi đi du học Nhật Bản

Việc quan trọng trước khi du học Nhật Bản chính là lựa chọn cho mình ngôi trường Nhật ngữ phù hợp. Nền giáo dục Nhật Bản sở hữu mạng lưới rộng lớn về các trường đào tạo tiếng chuyên nghiệp, vậy học ở trường nào để có kết quả học tập tốt mà lại hỗ trợ bạn trong quá trình du học?
Tùy theo mục đích học tập và mối quan tâm cá nhân, có rất nhiều tiêu chí cho bạn chọn được trường học lý tưởng. Dưới đây là một vài hướng dẫn chọn trường Nhật ngữ cho bạn trước khi du học.

1. Chất lượng giảng dạy tiếng Nhật
Chất lượng giáo viên và chương trình học tại các trường Nhật ngữ tại Nhật Bản không chênh lệch nhau quá nhiều. Năng lực tiếng Nhật của bạn phụ thuộc vào sự chăm chỉ và nỗ lực thực hành trong cuộc sống.
Trên thực tế, trình độ tiếng Nhật của bạn được cải thiện đáng kể trong giao tiếp thường nhật và đi làm thêm. Tuy nhiên, khi chọn trường Nhật ngữ bạn cũng nên tìm hiểu về truyền thống đào tạo của nhà trường, sự nhiệt tình hay thân thiện của giáo viên đối với sinh viên.

2. Chọn trường Nhật ngữ có cơ hội học lên cao
Sau khi hoàn thành chương trình học tiếng, bạn sẽ phải tham gia các kỳ thi để được học lên Cao đẳng, Đại học hay Cao học. Để chắc chắn cho cơ hội học lên cao, bạn hãy chọn những trường có liên kết rộng với các trường chuyên môn, trường cao đẳng, đại học để có những ưu tiên khi thi vào.

3. Chọn trường Nhật ngữ có vị trí địa lý và môi trường sống phù hợp
Khi bạn đi du học là bạn sẽ sinh sống và học tập tại một đất nước khác xa với đất nước sở tại quen thuộc của bạn, vậy nên việc lựa chọn vị trí địa lý và môi trường sống là điều rất sức cần thiết. Bạn nên tìm hiểu kỹ về vị trí địa lý về điều kiện đi lại cũng như môi trường sống có an toàn hay không?
Đa số tại các khu vực thành phố sôi động, thì khả năng kiếm việc là cao hơn các vùng làng quê. Tuy nhiên, khi chọn trường Nhật ngữ, bạn cũng nên cân nhắc về khả năng kiếm việc làm thêm và chi phí sinh hoạt. Nhìn chung, nơi nào càng sầm uất thì càng có nhiều việc làm thêm, nhưng chi phí sinh hoạt cũng thường rất đắt đỏ.

4. Cộng đồng người Việt
Bạn cũng nên lựa chọn trường học có số lượng du học sinh Việt Nam đang theo học để có thể nhận được chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn từ các du học sinh đi trước. Đồng thời, trong quá trình học tập gặp những khó khăn bạn cũng có thể nhận được sự giúp đỡ của mọi người.

5. Chi phí học tập và sinh hoạt
Nhìn chung, các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn thì có chi phí sinh hoạt rẻ hơn so với các thành phố lớn. Nhưng khi chọn trường Nhật ngữ này, bạn cũng ít cơ hội tham gia các hoạt động giải trí và khả năng tìm việc làm thêm cũng ít hơn. Bạn nên cân nhắc về chi phí khi để có những lựa chọn phù hợp nhất.

6. Các dịch vụ hỗ trợ đi kèm
Các trường học ở Nhật Bản đều có cơ sở vật chất rất tốt, được trang bị hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu…. 
 
Hiện nay, một số trường ở Nhật cũng cung cấp những hỗ trợ đi kèm để xóa bỏ những bất tiện và lo lắng khi du học sinh nước ngoài chưa quen với cuộc sống Nhật.




Mọi chi tiết về du học Nhật Bản vui lòng liên hệ:
Trung tâm tư vấn Du học Hữu Nghị
Địa chỉ : 106/2 A2 Lạc Chính, Phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại : 04.3926.0666
Hotline : 098.387.8283
Email : duhochuunghi@gmail.com

Gia hạn visa du học Nhật Bản và thủ tục cần thiết

Khi du học Nhật Bản, vì một vài nguyên nhân nào đó khiến bạn cần phải kéo dài thời gian học tập tại nước bạn thì bạn cần phải xin gia hạn visa du học. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý một số điều kiện và thủ tục cơ bản. Hãy tham khảo qua bài viết: “Gia hạn visa du học Nhật Bản và thủ tục cần thiết” nhé!

1. Điều kiện gia hạn visa du học Nhật Bản
Sau khi sang du học Nhật Bản, nhà trường sẽ hướng dẫn sinh viên làm thẻ cư trú tại Cục xuất nhập cảnh. Thẻ cư trú của sinh viên có thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm, vì thế sau khi học được gần hết thời gian được cho trên visa, sinh viên cần chuẩn bị thủ tục để gia hạn visa. Để được gia hạn visa, sinh viên cần đảm bảo có tỷ lệ đi học từ 80% trở lên, không vi phạm các quy định của nhà trường cũng như pháp luật Nhật Bản và đã đóng học phí kỳ 1 năm thứ 2.
 
Các trường học tại Nhật Bản tính tỷ lệ đi học dựa vào số tiết sinh viên đi học chia cho tổng số tiết tháng đó. Nếu sinh viên không nghỉ tiết nào thì tỷ lệ đi học là 100%. Vì vậy, sinh viên du học cần hết sức chú ý những tháng có ít tiết học.

Tỷ lệ đi học là một tiêu chí cực kỳ quan trọng vì Cục lưu trú sẽ xem xét sinh viên có được gia hạn visa hay không. Nếu tiêu chí này thấp hơn 80% thì sinh viên sẽ không được gia hạn visa du học Nhật Bản. Đối với các trường đại học, phần trăm số buổi đi học của sinh viên phải từ 90% trở lên. Vì thế sinh viên cần phải chú ý đi học đầy đủ, không bỏ tiết. Trong trường hợp bị ốm, sinh viên phải gọi điện tới trường, nếu trường xác nhận là đúng thì những buổi nghỉ học do bị ốm sẽ không bị trừ vào số buổi đi học.
 
Trước khi kết thúc năm học thứ nhất khoảng 3 tháng, sinh viên cần chuẩn bị tiền để đóng học phí năm thứ 2. Khoản tiền này sinh viên nên nhờ gia đình ở Việt Nam chuyển khoản trực tiếp qua tài khoản nhà trường tại Ngân hàng ở Việt Nam, số tiền theo bảng thông báo học phí nhà trường gửi về. Điều này để chứng minh việc gia đình có đủ điều kiện tài chính và sẵn sàng chi trả để con em theo học tại trường.

2. Thủ tục xin gia hạn visa
Với visa du học Nhật Bản, bạn chỉ được phép học tập từ 6 tháng đến hai năm. Dù bạn là sinh viên nhận học bổng chính phủ Nhật Bản, bạn phải gia hạn thời gian cư trú khi bạn ở Nhật Bản quá thời hạn. Bạn phải nộp đơn xin gia hạn visa du học Nhật Bản ở Cục Quản lý nhập cảnh nơi bạn cư trú bắt đầu khoảng 1 tháng trước khi hết hạn visa. Thủ tục giấy tờ cần thiết gồm:
-   Ðơn xin gia hạn thời gian cư trú. Mẫu đơn có sẵn tại Cục Quản lý nhập cảnh.
-   Giấy chứng nhận đang theo học do trường cấp
-   Giấy chứng nhận kết quả học tập do trường cấp
-   Giấy chứng nhận học bổng (nếu có)
-   Hộ chiếu
-   Thẻ đăng ký người nước ngoài
Bạn sẽ phải trả tiền lệ phí cho việc xin gia hạn visa du học Nhật Bản này, số tiền vào khoảng 4000 yên. Thông thường khi bạn nộp đủ giấy tờ xin gia hạn, giấy tờ của bạn hợp lệ thì trong vòng hai tuần bạn sẽ được thông báo gia hạn và sẽ mang hộ chiếu cùng tiền lệ phí để nhận visa gia hạn. Nếu bạn dự định ra khỏi Nhật trong thời gian thị thực có hiệu lực, nên xin luôn giấy phép tái nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần cùng với việc gia hạn thị thực.

Khi làm việc và học tập bên xứ người thì bạn cần phải cẩn trọng hơn trong các thủ tục pháp lý, nhất là thủ tục gia hạn visa du học Nhật Bản để trành việc vô tình thành người lưu trú trái phép nhé!



Mọi chi tiết về du học Nhật Bản vui lòng liên hệ:
Trung tâm tư vấn Du học Hữu Nghị
Địa chỉ : 106/2 A2 Lạc Chính, Phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại : 04.3926.0666
Hotline : 098.387.8283
Email : duhochuunghi@gmail.com

Các loại học bổng Nhật Bản

Học bổng của chính ph Nhật Bản gọi tắt là HB MEXT hàng năm cấp cho sinh viên Việt Nam khoảng hơn 30 suất, trong đó 20% dành cho bậc Đại học.

Các loại học bổng chính phủ Nhật Bản: 
Học bổng du học của Chính phủ Nhật Bản (Monbukagakusho -MEXT Scholarship) được lập ra và cung cấp cho sinh viên nước ngoài từ năm 1954. Đây là loại học bổng toàn phần phổ biến nhất mà sinh viên có thể xin được. Sinh viên có thể nộp đơn xin học bổng MEXT qua Đại sứ quán hay Lãnh sự quán của Nhật tại Việt Nam, hoặc cũng có thể nộp đơn xin trực tiếp qua trường dự định theo học. Yêu cầu và thông tin cụ thể về các cấp và ngành học như sau:
1.    Học bổng cho các nhà lãnh đạo trẻ (YLP): Tuổi hạn chế: dưới 40 tuổi đối với các ngành quản trị công (public administration) và luật (law); dưới 35 tuổi đối với ngành quản trị kinh doanh. Ngành học: quản trị công, luật và quản trị kinh doanh. Các yêu cầu khác: bằng tốt nghiệp đại học. Tiền hỗ trợ nghiên cứu từng năm: không cố định, Đào tạo tiếng Nhật: không cần thiết. Các khoản hỗ trợ khác: tiền vé máy bay một chiều đến và rời Nhật, tiền học phí, tiền nhập học, tiền hỗ trợ ổn định ban đầu: 25.000 yên, hỗ trợ 80% chi phí y tế.

2.    Học bổng nghiên cứu sinh: Tuổi hạn chế: dưới 35 tuổi. Ngành học: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên. Các yêu cầu khác: bằng tốt nghiệp đại học hoặc chứng nhận sẽ tốt nghiệp đại học. Đào tạo tiếng Nhật: 6 tháng (miễn học đối với các đối tượng có trình độ tiếng Nhật khá). Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP


3.    Học bổng đào tạo giáo viên: Tuổi hạn chế: dưới 35. Ngành học: giáo dục. Các yêu cầu khác: tốt nghiệp đại học hoặc các trường sư phạm, có 5 năm kinh nghiệm ở một trong các vị trí sau: (1) giáo viên tiểu học, trung học hoặc (2) giáo viên các trường sư phạm hoặc (3) nhân viên quản lý giáo dục. Đào tạo tiếng Nhật: 6 tháng (miễn học đối với các đối tượng có trình độ tiếng Nhật khá). Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP

4.    Học bổng dành cho sinh viên đại học: Tuổi hạn chế: dưới 22 tuổi. Ngành học: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, y tế, nha khoa và thú y. Các yêu cầu khác: tốt nghiệp trung học và đã thi đỗ vào một trường đại học Việt Nam. Đào tạo tiếng Nhật: 1 năm, Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP.

5.    Học bổng dành cho sinh viên cao đẳng kỹ thuật: Tuổi hạn chế: dưới 22. Ngành học: kỹ thuật vật liệu, cơ khí, điều khiển, điện tử, điện, công nghệ thông tin, kiến trúc, thương mại, hàng hải. Các yêu cầu khác: tốt nghiệp hoặc sẽ tốt nghiệp phổ thông trung học. Đào tạo tiếng Nhật: 1 năm. Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP.

6.    Học bổng dành cho sinh viên trung cấp: Tuổi hạn chế: dưới 22. Ngành học: xây dựng, kiến trúc, điện, điện tử, viễn thông, dinh dưỡng, giáo dục nhà trẻ-mẫu giáo, thư ký, du lịch, quản trị khách sạn, thời trang, thiết kế, nhiếp ảnh. Các yêu cầu khác: tốt nghiệp phổ thông trung học. Đào tạo tiếng Nhật: 1 năm. Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP


7.     Học bổng dành cho sinh viên học về Nhật Bản: Tuổi hạn chế: dưới 30. Ngành học: tiếng Nhật, cuộc sống và văn hóa Nhật Bản. Các yêu cầu khác: sinh viên đang học đại học. Đào tạo tiếng Nhật: không. Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP.



Mọi chi tiết về du học Nhật Bản vui lòng liên hệ:
Trung tâm tư vấn Du học Hữu Nghị
Địa chỉ : 106/2 A2 Lạc Chính, Phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại : 04.3926.0666
Hotline : 098.387.8283
Email : duhochuunghi@gmail.com


Điều kiện dự thi lấy học bổng của Nhật Bản

Học bổng của chính ph Nhật Bản gọi tắt là HB MEXT hàng năm cấp cho sinh viên Việt Nam khoảng hơn 30 suất, trong đó 20% dành cho bậc Đại học. Qui trình tuyển sinh, thi và nhập học như sau:

-      Tháng 4 hàng năm Bộ GD-ĐT sẽ thông báo nhận hồ sơ trên website của Cục Đào tạo với nước ngoài VIED (www.vied.vn).
-      Sinh viên năm I có kết quả thi Đại học cao và điểm trung bình học kỳ năm I tốt, sẽ được trường Đại học đang học tiến cử tham gia chương trình học bổng này.
-      Tháng 6 là vòng xét tuyển hồ sơ, xét điểm thi Đại học, điểm trung bình học kỳ, điểm tiếng Anh... Nguyên tắc là chọn sinh viên có điểm cao nhất từ trên xuống.
-      Tháng 7: bài thi kiểm tra tiếng Anh (hoặc tiếng Nhật).
-      Tháng 8: vòng thi phỏng vấn.

Kết quả sơ bộ sau 3 vòng xét tuyển trên sẽ gởi về Bộ giáo dục Nhật Bản và kết quả cuối cùng sẽ có vào tháng 2 của năm kế tiếp. Tuy nhiên kết quả này chỉ là kết quả được cấp học bổng, sinh viên vẫn chưa tham gia kỳ thi đầu vào của các trường Đại học Nhật Bản. Đối với khóa học Đại học, sinh viên sẽ được tập trung học tiếng Nhật và luyện tập bài thi vào Đại học trong vòng hơn 1 năm tại Nhật Bản và thời gian này bạn vẫn nhận học bổng. Bài thi vào Đại học bao gồm: môn tiếng Nhật, môn Toán (khối tự nhiên và khối xã hội), môn tư nhiên (Lý, Hóa), môn Xã hội. Như vậy sau bài thi này với kết quả cao và có trường ĐH chấp nhận thì bạn chính thức vào Đại học.


Mọi chi tiết về du học Nhật Bản vui lòng liên hệ:
Trung tâm tư vấn Du học Hữu Nghị
Địa chỉ : 106/2 A2 Lạc Chính, Phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại : 04.3926.0666
Hotline : 098.387.8283
Email : duhochuunghi@gmail.com


Những thói quen của người dân Nhật Bản

Nhật Bản là địa điểm du lịch lý tưởng  cho nhiều du khách, tìm hiểu những thói quen của người dân nơi đây bạn sẽ khám phá được nhiều điều thú vị trong văn hóa, con người của đất nước mặt trời mọc.
1. Giữ lại dây rốn của trẻ mới sinh
Đối với người Nhật, dây rốn của trẻ sơ sinh được coi là kỷ vật thiêng liêng, họ lưu giữ chúng vào một chiếc hộp, gọi là Kotobuki Bako. Từ “Kotobuki” trong tiếng Nhật có nghĩa là sự sinh sôi nảy nở, và cũng là biểu tượng cho cho sự gắn bó bền lâu trong hôn nhân.

2. Rửa sạch cơ thể trước khi tắm chung
Ở Nhật văn hóa tắm chung khá phổ biến, các nhà tắm onsen (nhà tắm tập thể) cũng rất nhiều. Người Nhật có phong tục khá độc đáo, nếu đến tắm tập thể bạn phải tắm thật sạch ở nhà tắm riêng. Bạn sẽ không được chào đón nếu đến onsen mà kì cọ chất bẩn từ người ra. Có thể coi là cẩm nang hữu ích nếu đến du lịch Nhật Bản, đây được coi là phép lịch sự khi tắm chung.

3. Đường phố không tên
Ngoại trừ một số thành phố lớn như Tokyo, các con phố ở nhiều vùng khác thường không có tên rõ ràng như ở Việt Nam, điều này cũng gây khó khăn nhất định cho những du khách thích tự mình tìm tòi, khám phá. Bạn chỉ có thể xem biển chỉ dẫn lớn ở các khu vực này.

4. Ném đậu vào ngày đầu xuân
Vào ngày đầu tiên của mùa xuân, đầu tháng 2 hàng năm, ở Nhật Bản sẽ diễn ra lễ hội Setsubun trên cả nước, người ta sẽ tổ chức ném đậu trong dịp lễ này.

5. Thưởng thức rượu
Những thói quen độc đáo của người Nhật: Giống như nhiều nơi khác, đến các nhà hàng ở Nhật bạn sẽ được phục vụ khá chu đáo, đồ uống được rót tận nơi. Tuy nhiên khi đi ăn đông người, bạn cần lưu ý phải đợi để mọi người đều nâng cốc, chủ tọa đứng ra phát biểu rồi nói “Kampai”, một câu nói chúc mừng ở Nhật, thì mới cụng ly rồi thưởng thức rượu nhé!

6. Ăn uống xì xụp
Trong văn hóa ẩm thực của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam, nếu khi ăn mà phát ra tiếng sẽ bị coi là bất lịch sư. Nhưng tại Nhật thì không như vậy, bạn ăn càng xì xụp to thì có nghĩa bạn rất thích món ăn đó.

7. Đeo khẩu trang
Nếu đi trên đường phố Nhật Bản mà bạn bắt gặp người ta đeo khẩu trang y tế thì cũng đừng quá lo sợ nhé, người Nhật đeo khẩu trang để tránh vi khuẩn, vi rút chứ không phải do ở đây đang có dịch bệnh đâu nhé! Người Nhật khá cẩn thận, họ không muốn bị ốm mà phải nghỉ việc.

Mọi chi tiết về du học Nhật Bản vui lòng liên hệ:
Trung tâm tư vấn Du học Hữu Nghị
Địa chỉ : 106/2 A2 Lạc Chính, Phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại : 04.3926.0666
Hotline : 098.387.8283
Email : duhochuunghi@gmail.com


Rèn luyện tiếng Nhật ở mọi nơi

Nếu bạn đi du lịch Nhật Bản hay du học, định cư bên đó, bạn cần tìm hiểu những phong tục tập quán cùng văn hóa, ngôn ngữ của người Nhật. Trong đó ngôn ngữ quan trọng hơn cả, bạn có thể tận dụng nhữn áp phích quảng cáo ở cửa hàng, siêu thị hay những tờ rơi tại các bưu điện, nhà ga… Tới chuyên mục cẩm nang du lịch hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn các địa điểm có thể học tiếng Nhật qua bài viết rèn luyện tiếng Nhật ở mọi nơi có thể. Học tiếng Nhật qua tờ quảng cáo cũng là một cách khá hiệu quả, đây cũng là cơ hội nâng cao khả năng giao tiếp cho bạn khi không hiểu từ nào đó, bạn hãy đi hỏi đồng nghiệp hoặc người quen.

1.    Tại cửa hàng bán đồ điện tử
Đi dọc các phố bán đồ điện tử, bạn sẽ thấy rất nhiều áp phích quảng cáo, điển hình là về máy tính, linh kiện điện tử. Nói về đồ điện tử thì hàng Nhật thuộc hạng chất lượng, uy tín nhất nhì khu vực. Bạn cầm theo tờ quảng cáo đến cửa hàng, các nhân viên ở đây khá nhiệt tình trong việc chỉ dẫn cho bạn những thông số loại máy, hàng nào thích hợp với nhu cầu sử dụng của bạn…

2.    Học tiếng Nhật tại các siêu thị
Rèn luyện tiếng Nhật ở mọi nơi có thể: Các quảng cáo tại siêu thị thường là những thực phẩm, rau củ bạn thường dùng trong mỗi bữa ăn hàng ngày, hãy tận dụng chúng để củng cố từ vựng tiếng Nhật nhé. Nếu không hiểu về công dụng của các nguyên liệu cũng đừng ngần ngại hỏi nhân viên siêu thị, cừa hàng, đây sẽ là cơ hội bạn rèn kỹ năng giao tiếp đó. Bạn cũng nhớ người Nhật rất thích bình luận về món ăn, nên sau khi thưởng thức hãy nói ra cảm nhận của bạn nhé!

3.    Tại các cơ quan hành chính, bưu điện, thư viện
Rèn luyện tiếng Nhật ở mọi nơi có thể: Tại các nơi công cộng hoặc cơ quan cũng có nhiều loại giấy tờ, tin tức để bạn học tiếng Nhật. Hãy tìm đọc về các dịch vụ, sự kiện mà bạn quan tâm, nếu thấy hứng thú với điều gì hãy tìm hiểu thật kỹ và tham gia cùng mọi người nhé, như vậy không những bạn trau dồi được ngôn ngữ mà còn hòa nhập được vào văn hóa Nhật Bản.

4.    Các chuyến du lịch Nhật Bản
Rèn luyện tiếng Nhật ở mọi nơi có thể: Chắc chắn rồi, ở Nhật có rất nhiều danh lam thắng cảnh cho du khách khám phá, mỗi tấm bản đồ hay cẩm nang hướng dẫn du lịch Nhật Bản đều có những thông tin rất chi tiết vị trí địa lý, đặc điểm mỗi vùng. Nếu có thời gian rảnh, bạn hãy đến những nơi đó, tìm hiểu văn hóa mỗi địa phương và trò chuyện với người dân ở đó.


Mọi chi tiết về du học Nhật Bản vui lòng liên hệ:
Trung tâm tư vấn Du học Hữu Nghị
Địa chỉ : 106/2 A2 Lạc Chính, Phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại : 04.3926.0666
Hotline : 098.387.8283
Email : duhochuunghi@gmail.com




Tìm hiểu về đồng tiền Nhật Bản

Nhật Bản hiện nay có lưu hành hai loại tiền: giấy và xu. Tiền giấy: giống như tiền Việt Nam, mỗi tờ tiền giấy Nhật Bản cũng in hình những vĩ nhân, tùy theo độ cống hiến mà tiền mệnh giá khác nhau là chân dung vĩ nhân khác nhau. Tiền xu (tiền cắc): được làm từ nhiều kim loại khác nhau như đồng, nhôm, vàng, đồng trắng, đồng xanh, niken…
Đồng tiền Nhật cũng có hai mặt, một bên ghi mệnh giá bằng số, một mặt in mệnh giá bằng chữ tiếng Hán. Dưới đây là một vài mẫu tiền giấy và tiền xu một số mệnh giá.

Đồng tiền này được chế tạo từ nhôm nên rất nhẹ. Có mệnh giá nhỏ tuy nhiên đôi khi đồng 1 xu cũng khá tiện lợi trong việc trả tiền lẻ tại bưu điện hay siêu thị. Bên dưới là đồng 5 yên làm từ đồng thau, mệnh giá lớn hơn nên cũng nặng và to hơn. Người Nhật thường bỏ 5 yên trong tháng lương đầu tiên của mình vào ví, tiếng Nhật đồng 5 yên đọc là “gô en”, trong tiếng Hán gần với từ “kết duyên”, vì vậy đây được coi là đồng xu may mắn…
Đồng xu 10 yên ở Nhật là từ đồng xanh, hay đồng đỏ. Còn đồng 50 yên trông khá giống với đồng xu 5 yên, tuy nhiên chúng lại được làm từ đồng trắng, nhờ vậy có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo hoen rỉ. Đối với người Nhật, đây cũng là đồng tiền được coi là may mắn. Đồng tiền mệnh giá 100 yên cũng giống như vậy, ngoài ra bên dưới nó còn có chữ hán 平成18年 tức là sản xuất năm 18 đời Nhật Hoàng Bình Thành, hay năm 2006. Đồng xu có mệnh giá lớn nhất là 500 yên, làm bằng niken. Ở một số thời điểm, khi Nhật rơi vào suy thoái, chỉ với 500 yên bạn đã có bữa ăn no nê, đến nay giờ thời kỳ đó không còn nhưng một số cửa hàng  vẫn thực hiện chính sách này.
Tiền giấy của Nhật có các mệnh giá: 1000 yên, 2000 yên, 5000 yên và cao nhất là 10000 yên. Trong đó, ít phổ biến nhất là tờ 2000 yên, thường được du khách sưu tầm làm kỉ niệm vì được thiết kế rất đẹp. So với tiền Việt Nam thì kích thước tiền giấy Nhật to hơn một chút, vì vậy các bạn sang đây chú ý đựng tiền cho hợp lý nhất.


Mọi chi tiết về du học Nhật Bản vui lòng liên hệ:
Trung tâm tư vấn Du học Hữu Nghị
Địa chỉ : 106/2 A2 Lạc Chính, Phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại : 04.3926.0666
Hotline : 098.387.8283
Email : duhochuunghi@gmail.com


 
Scroll to top